Trong thời buổi hiện nay, ván gỗ MDF không còn quá xa lạ với chúng ta khi sản phẩm này thường xuất hiện trong các không gian nội thất. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của dòng vật liệu này. Vậy ván gỗ MDF là gì? Tại sao họ thường sử dụng ván gỗ MDF phủ melamine? Hãy cùng FAM Interior thông qua bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn nhé!

Ván gỗ MDF là gì?

Theo Wikipedia, ván gỗ MDF (Medium – density fibreboard) hay còn có tên gọi khác là gỗ ván sợi mật độ trung bình thuộc một loại sản phẩm ván gỗ công nghiệp.

Các thành phần chính tạo nên ván gỗ MDF chính là từ các loại gỗ tự nhiên, mảnh vụn, nhánh cây,… được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kế dính, và một số thành phần khác như: Parafin, chất làm cứng,… được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Đối với một ván gỗ MDF sẽ có kích thước tiêu chuẩn là 1200x2400mm bao gồm nhiều độ dày khác nhau: Từ 2,3mm đến 25mm tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

van go mdf la gi 1

Ván gỗ MDF (Medium – density fibreboard) hay còn có tên gọi khác là gỗ ván sợi mật độ trung bình

Lịch sử hình thành và phát triển ván gỗ MDF

Ván gỗ MDF đã trải qua hơn 6 thập kỷ hình thành và phát triển kể từ khi xuất hiện tại thị trường Mỹ vào những năm 1960. Mr.Mason – ông tổ của dòng ván gỗ MDF, ban đầu ông có ý tưởng là xay xát khúc gỗ bỏ đi thành sợi là lớp cách nhiệt với giá thành rẻ. Nhưng vào một buổi tối nọ, Mason quên tắt thiết bị máy móc và chúng vẫn làm việc suốt đêm, biến những sợi gỗ thành một tấm ván mỏng nhưng lại chịu được áp lực vô cùng tốt.

Ngày nay, ván gỗ MDF không chỉ đơn thuần là vật liệu nội thất mà còn được con người sử dụng như một món đồ trang trí, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành sản xuất bao bì, đồ chơi, lịch để bàn, loa, cách âm và vật liệu quảng cáo,…

van go mdf la gi 2

Ván gỗ MDF trải qua hơn 6 thập kỷ hình thành và phát triển kể từ khi xuất hiện tại thị trường Mỹ vào những năm 1960

Thành phần cấu tạo ván gỗ MDF là gì?

Như chúng tôi đã nhắc ở phần “ván gỗ MDF là gì?”, thông thường, thành phần của ván MDF sẽ bao gồm:

  • Khoảng 75% gỗ;
  • 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF);
  • 6 – 10% nước;
  • Dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng,…).

Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.

Bên cạnh đó, ván gỗ MDF được sản xuất từ những nguyên liệu như: Các loại gỗ rừng trồng (Cao su, bạch đàn, keo, thông, giẻ, sồi, vân sam), bã mía, phế liệu gỗ, mùn cưa hoặc hỗ hợp dăm gỗ cứng và dăm gỗ mềm.

Ngoài ra, nguyên liệu đầu vào của ván MDF không chỉ gỗ thân cây mà còn là cành ngọn, bìa bắp, đầu mẩu, mùn cưa trong quá trình cưa xẻ.

van go mdf la gi 4

Thành phần cấu tạo ván MDF chủ yếu là từ dăm gỗ

Ưu nhược điểm của ván gỗ MDF phủ Melamine

Ưu điểm ván gỗ MDF phủ Melamine

  • Ván MDF phủ Melamine chịu nước cực kỳ tốt;
  • Ván gỗ MDF phù melamine có giá thành thấp hơn ván dán hoặc gỗ tự nhiên trên thị trường;
  • Chất liệu không bị cong vênh, co ngót và mối mọt như gỗ tự nhiên;
  • Cấu tạo đồng nhất nên ván MDF sẽ không bị sứt mẻ trong quá trình cắt;
  • Bề mặt phẳng, nhẵn và rộng hơn so với gỗ tự nhiên, tiện dụng trong việc thiết kế và sản xuất với kích thước lớn mà không phải chắp nối.
  • Sản lượng ổn định và thời gian gia công nhanh chóng, thích hợp với quá trình sản xuất hàng loạt;
  • Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Nhược điểm

  • Độ cứng thấp dễ bị mẻ cạnh;
  • Còn hạn chế về độ dày nên với trường hợp sản phẩm có độ dày lớn cần phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau;
  • Không trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt như gỗ tự nhiên mà chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép các bề mặt trang trí lên trên.

Dù vậy, nhưng không thể phủ nhận ván MDF phủ Melamine mức độ tin dùng trên thị trường Việt Nam hiện nay. Với xã hội ngày càng phát triển, các nhược điểm được nêu trên dần được các thợ gia công khắc phục với máy móc vô cùng tân tiến.

van go mdf la gi 5

Dù ván MDF có ưu nhược điểm khác nhau nhưng không thể phụ nhận mức độ tin dùng tại thị trường Việt Nam

Ứng dụng của ván MDF phủ Melamine trong sản xuất nội thất

Trong sản xuất nội thất, ván MDF phủ Melamine được sử dụng phổ biến như:

  • Đồ nội thất gia đình thông dụng: Như tủ bếp, bàn ăn, bàn ghế phòng khách, kệ sách, kệ tivi, tủ quần áo,…
  • Vách ngăn cho các căn phòng: Loại vách ngăn này có bề mặt mỏng nên chọn lựa chất liệu MDF cực kỳ phù hợp.
  • Sản phẩm nội thất văn phòng: Như bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ,…
  • Kệ trưng bày: Các kệ bán hàng, quầy bar,…

van go mdf la gi 7

Ván MDF phủ Melanine được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất

Ván gỗ MDF phủ Melanine An Cường trong thiết kế nội thất FAM Interior

An Cường – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất vật liệu gia công gỗ và ván dăn phủ Melamine với đa dạng về kích thước, chủng loại, kiểu dáng và họa tiết. Là đối tác chiến lược bền vững của FAM Interior, cùng nhau cho ra các mẫu thiết kế nội thất ván gỗ MDF An Cường đề cao sự công năng và mang tính thẩm mỹ, sự tinh tế.

van go mdf la gi 8

Ván gỗ MDF An Cường – Không gian phòng ngủ FAM Interior

van go mdf la gi 9

Ván gỗ MDF An Cường – Không gian phòng bếp FAM Interior

van go mdf la gi 10

Ván gỗ MDF An Cường – Ngăn kệ trưng bày tivi FAM Interior

van go mdf la gi 11

Ván gỗ MDF An Cường – Phòng bếp luxury sang trọng FAM Interior

Tổng kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến ván gỗ MDF là gì và ưu nhược điểm ván MDF phủ melamine, chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn thu thập được nhiều thông tin bổ ích. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng bình luận dưới bài viết này hoặc liên đến số HOTLINE 0909 816 786 để nhận được phản hồi sớm nhất từ FAM Interior.